Hoàn toàn bình thường nếu bạn cảm thấy lo sợ hoặc thiếu chắc chắn khi nói về chủ đề này...
tldtu
15/10/2024
Tự tử không phải là một chủ đề dễ nghe và nói, nhưng nếu bạn là người được ai đó tin tưởng để kể về suy nghĩ tự tử của họ, liệu bạn nên phản hồi như thế nào?
Hoàn toàn bình thường nếu bạn cảm thấy lo sợ hoặc thiếu chắc chắn khi nói về chủ đề này. Tuy nhiên, nếu thật sự quan tâm và muốn hiểu hơn về ý định tự sát ở người khác, bạn có thể lưu ý những điểm sau:
❓ Hỏi thẳng và nói ra lo lắng của bạn
Qua quan sát và chia sẻ, bạn nhận thấy ở đối phương có những báo hiệu về sức khỏe tinh thần, bạn có thể dùng những chất liệu đó để quan tâm và hỏi rõ. Việc hỏi ra luôn tốt hơn là đoán chừng, vì nó cho thấy sự quan tâm của bạn với đối phương.
Ví dụ: “Tớ đã thấy cậu khóc rất nhiều, và hôm qua cậu có nói rằng cậu không chịu được nữa?”
Bạn cũng không cần vờ rằng mình hiểu hết cảm giác của đối phương, chỉ cần lắng nghe, tránh vòng vo hoặc nói giảm. Sự vòng vo trong giao tiếp có thể khiến cho cả hai dễ đi đến thiên kiến và hiểu lầm.
Cũng lưu tâm, không phải lúc nào đối phương cũng sẵn lòng chia sẻ ngay. Do đó, bạn có thể cho họ biết rằng bạn không muốn họ căng thẳng, và sẽ lắng nghe vào lúc họ sẵn sàng. Sự quan tâm này của bạn đã giúp đối phương một phần nào đó xua tan gánh nặng.
Không hứa giữ bí mật
Không phải lúc nào việc giữ bí mật cũng là điều tốt, nhất là trong tình huống vượt quá khả năng hỗ trợ của bạn. Thảo luận với họ về những điều bạn có thể và không thể làm, cũng như không hứa sẽ giữ bí mật.
Bạn có thể giải thích rõ, vì an toàn của họ là ưu tiên, và vì bạn cũng cần có sự giúp đỡ từ người khác, một người lớn đáng tin cậy hoặc chuyên gia có chuyên môn.
Lắng nghe và khách quan khi nghe
Dẫu cùng một sự kiện, nhưng cả bạn và đối phương đều có những cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Vì vậy, nhằm tránh chủ quan hoặc áp đặt, bạn nên chú ý đến từ ngữ và hành vi mà họ chia sẻ.
“Tớ cảm thấy lạc lõng.”
“Điều gì làm cậu thấy lạc lõng?”
Việc dùng lại như đúng mô tả, ngôn từ mà đối phương sử dụng, tránh thêm bớt theo cách hiểu của bạn sẽ khuyến khích họ chia sẻ nhiều hơn.
Đối phương có thể nêu lên cảm giác muốn “biến mất”, muốn “t.ự t.ử” thông qua những lời thoại phản ánh giá trị như:
(Xin khuyến nghị rằng không có một kịch bản/mẫu hội thoại nào là áp dụng tốt cho mọi trường hợp. Do vậy, bạn cần xem xét mức độ nghiêm trọng của vấn đề nhằm tương tác, hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp).
Nên nhớ, bạn không cần phải có đáp án cho mọi câu hỏi, cũng không cần phải mang theo những kiến thức hoặc lời khuyên, chỉ cần lắng nghe với sự chú tâm, bình tĩnh là đủ.
Đề xuất họ nhận sự giúp đỡ từ chuyên gia
Sẽ tốt hơn nếu bạn không gắng xử lý tình huống một mình. Bạn luôn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia và từ những người mà đối phương tin tưởng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khuyến khích họ chủ động tìm thêm sự giúp đỡ.
Tâm lý gia là người được đào tạo chuyên sâu về cách chăm sóc và hỗ trợ đối phương trong vấn đề sức khỏe tinh thần, do vậy họ sẽ có cách giúp đỡ phù hợp cho cả bạn và đối phương.
Tự chăm sóc bản thân
Khi bạn bình an thì người khác cũng đón nhận được sự vui vẻ đó. Vì vậy, bạn nên chăm sóc thật tốt cho bản thân trước khi chăm sóc cho người khác.
Thật tuyệt vời khi bạn đã thư giãn và đọc đến dòng gợi ý này!
Nhắn nhủ cuối, bạn có thể cần lưu lại thông tin những cá nhân hoặc đơn vị hỗ trợ ở một nơi dễ tìm. Danh sách liên lạc của các đơn vị hỗ trợ ở Link.
Một số khoá học về phòng ngừa tự sát:
- Khóa học tiếng Việt (dành cho giáo viên THCS, THPT, ĐH):
https://courses.reach.edu.vn/courses/phong-ngua-tu-sat-cho-giao-vien-trung-hoc
- Khóa học sâu hơn bằng tiếng Anh, dành cho Giáo viên, cán bộ quản lý:
https://sprc.org/online-courses/
- Cẩm nang và khoá học ngắn cho những ai quan tâm:
https://traininghub.nosp.ie
👇👇👇 Xem thêm Cẩm nang phòng ngừa tự sát ở mục đính kèm
Nguồn tham khảo:
Dự án Phòng ngừa tự sát "Đuối thôi, đừng chúi" của DNXH Menthy.
1. The Lifeline Information Service (2020). Tool Kit helping someone at risk of suicide.
2. The University of Exeter Medical School and The Alliance of Suicide Prevention Charities. (2014). It’s safe to talk about suicide.
3. Timothy J. Legg and Crystal Raypole (2020). My Friend Is Talking About Suicide. How Can I Help?. Healthline.
4. Christine Lorelie (2020). Friend Vs Therapist: Who To Choose & When. Wellnite