Giúp bạn hiểu và đồng hành cùng nhưng ai có quá khứ gian nan.
tldtu
18/04/2025
Những trải nghiệm thời thơ ấu đóng vai trò then chốt trong việc hình thành nên con người chúng ta sau này – từ sức khỏe thể chất, tinh thần đến cách cảm nhận và hành xử.
Không phải mọi trải nghiệm thời thơ ấu đều lành mạnh. Việc bị la mắng thường xuyên, bị phớt lờ cảm xúc hay chứng kiến xung đột kéo dài trong gia đình không phải là điều “bình thường”, mà có thể là những dạng sang chấn tâm lý – âm thầm, nhưng để lại ảnh hưởng sâu sắc đến suốt cuộc đời.
1. Sang chấn tuổi thơ là gì?
Sang chấn tuổi thơ (Adverse Childhood Experiences – ACEs) là những trải nghiệm tiêu cực xảy ra trước tuổi 16, có thể là một biến cố đơn lẻ (ví dụ: tai nạn, mất người thân), kéo dài (như bị bỏ bê, lạm dụng), hoặc phức tạp (nhiều sự kiện bất lợi cùng lúc). Những sự kiện này có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, cảm xúc và thể chất của một người, cả trong hiện tại và suốt cuộc đời.
Điều đáng lưu ý là: chấn thương tâm lý không chỉ nằm ở sự kiện, mà ở cách cá nhân cảm nhận và đối diện với sự kiện đó.
2. Kết nối từ não bộ đến cơ thể
Khi đối mặt với sang chấn, cơ thể kích hoạt hệ thần kinh để phản ứng sống còn: “chiến đấu” – “trốn chạy” – “đóng băng” – hoặc “hòa giải”. Những phản ứng này giúp cá nhân vượt qua tình huống nguy hiểm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu được lặp đi lặp lại hoặc kéo dài, chúng có thể tạo nên sự thay đổi ở cấp độ sinh học:
Nguồn hình ảnh: May L.
Tình trạng này được gọi là quá tải thích ứng – khi não bộ và cơ thể luôn trong trạng thái “cảnh báo”, dẫn đến suy giảm toàn diện về tinh thần, thể chất và xã hội.
3. Các biểu hiện cần quan sát kỹ
Nhiều người sống chung với hậu quả của sang chấn mà không hề biết. Bạn có từng:
Nếu có, đây có thể là những dấu hiệu kéo dài của một tổn thương sâu xa từ quá khứ, không phải là "tính cách" hay "yếu đuối" như bạn từng nghĩ.
4. Chấn thương tâm lý không chỉ nằm ở sự kiện, mà ở cách ta cảm nhận
Một sự kiện chỉ trở thành sang chấn khi cá nhân cảm nhận nó là nguy hiểm, quá sức chịu đựng và không thể kiểm soát được. Điều đó phụ thuộc vào:
Cùng một hoàn cảnh, nhưng cách mỗi người tiếp nhận và vượt qua có thể rất khác nhau.
5. Hồi phục và phát triển: Chúng ta đều có thể
Sang chấn không phải là kết thúc. Nghiên cứu cho thấy nhiều người không chỉ hồi phục (resilience) mà còn phát triển mạnh mẽ hơn (post-traumatic growth) nhờ những trải nghiệm tổn thương.
Ba yếu tố cốt lõi hỗ trợ quá trình hồi phục:
🧩 Gắn bó an toàn: Hồi phục từ trong mối quan hệ
Vậy có thể thấy, việc xây dựng lại niềm tin và cảm giác an toàn với người khác là bước hồi phục quan trọng. Một mối quan hệ ổn định, tin cậy – như với người thân, bạn bè, hoặc chuyên gia tâm lý – có thể giúp người từng bị tổn thương học lại cách kết nối, cảm nhận và đáp ứng cảm xúc một cách lành mạnh.
😳 Tự điều chỉnh cảm xúc: Biết nhận diện, làm dịu và kiểm soát cảm xúc
Khả năng tự điều chỉnh giúp cá nhân dừng lại, quan sát và định hướng phản ứng của mình, thay vì bị cảm xúc chi phối. Đây là kỹ năng quan trọng để phục hồi, giúp giảm tái kích hoạt những phản ứng cũ từ chấn thương.
Người có khả năng tự điều chỉnh tốt thường cảm thấy rõ ràng hơn về nhu cầu, ít bị cuốn vào vòng xoáy cảm xúc tiêu cực và tăng cảm giác chủ động trong cuộc sống.
💪 Cảm nhận năng lực bản thân: Từ bất lực sang làm chủ
Sang chấn thường đi kèm với cảm giác mất kiểm soát, hỗn loạn và không thể đoán trước tương lai. Dần dần, người bị tổn thương có thể đánh mất niềm tin vào chính mình. Việc từng bước phục hồi cảm giác có thể kiểm soát cuộc sống và ra quyết định có ý nghĩa là chìa khóa quan trọng để thoát khỏi ảnh hưởng kéo dài của sang chấn.
Cảm nhận được năng lực bản thân không chỉ giúp giảm lo âu mà còn thúc đẩy sự phát triển sau chấn thương – nơi cá nhân cảm thấy mạnh mẽ, sâu sắc và kết nối hơn.
6. Gửi đến bạn
Nếu bạn từng thấy mình “nhạy cảm quá mức”, “khó gắn kết”, hoặc “hay mất kiểm soát”, hãy biết rằng bạn đã làm hết sức để tồn tại và ứng phó với điều gì đó rất khó khăn trong quá khứ.
Bạn thật sự mạnh mẽ hơn bạn nghĩ, và sự hồi phục luôn là điều có thể – bắt đầu từ việc lắng nghe chính mình, và nếu sẵn sàng, tìm đến một chuyên gia để đồng hành.
Trung tâm Tham vấn Tâm lý luôn ở đây để hỗ trợ bạn – một cách an toàn, không phán xét, và đầy tôn trọng.
Tài liệu tham khảo: