“Ta lo quá!” - Tim đập nhanh, bụng khó chịu, bạn đang lo lắng khi tỏ tình với “crush” và hồi hộp chờ tin nhắn trả lời.
admintvtamly
21/11/2024
“Ta lo quá!” - Tim đập nhanh, bụng khó chịu, bạn đang lo lắng khi tỏ tình với “crush” và hồi hộp chờ tin nhắn trả lời.
Tuy vậy, lo lắng và rối loạn lo âu lại là hai phạm trù khác nhau. Đọc tiếp để hiểu rõ sự khác biệt và hỗ trợ cho chính mình nhé!
Hãy tưởng tượng bạn sắp bước vào phòng thi. Tay bạn toát mồ hôi, đầu óc thì cứ lẩm nhẩm"công thức vừa học". Đó chính là lo lắng!
Tin vui là lo lắng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Khi vượt qua khó khăn, bạn sẽ lại nhẹ nhõm và mọi thứ sẽ trở lại bình thường.
LO ÂU LÀ GÌ?
Tuy nhiên, hãy nghĩ đến cảm giác không thể ngừng lo lắng, thậm chí khi chẳng có lý do cụ thể nào. Đó chính là lo âu!
Lo âu là trạng thái cảm xúc kéo dài và liên tục. Người bị lo âu thường sống trong nỗi sợ hãi và khó thư giãn.
Ví dụ, nếu có thể mệt mỏi đến mức không dám đi thi, không dám thử bất kỳ cơ hội nào, đó có thể là dấu hiệu của lo âu.
Đừng lo, lo lắng là chuyện bình thường! Nếu bạn thấy lo lắng trước một bài kiểm tra hay buổi phỏng vấn, hãy thử:
Nếu lo âu kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, công việc và các mối quan hệ, bạn có thể mắc phải rối loạn lo âu, chẳng hạn như:
Trong trường hợp này, hãy tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị, chẳng hạn như liệu pháp tâm lý hoặc dùng thuốc.
Thông Điệp Gửi Bạn
Lo lắng là chuyện thường tình, nhưng nếu bạn cảm thấy cảm xúc này quá mức và kéo dài trên 6 tháng, hãy chú ý thêm đến sức khỏe và tinh thần của mình.
Điều quan trọng là nhận biết và chủ động tìm sự giúp đỡ!